kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024-2025

Thứ ba - 17/09/2024 10:34
Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới của bậc học mầm non cũng như mục tiêu chung của nhành giáo dục. Trường mầm non xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024- 2025. Trpng kế hoạch đề ra nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng nội dung.
       PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
   TRƯỜNG MẦM NON DIỄN HẠNH                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
          
  Số: 92/KH-TMN                                       Diễn Hạnh, ngày 6 tháng 9 năm 2024
 
 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2024 - 2025
 

        MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
I CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 2
II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 2
1 Đặc điểm tình hình KT, V, XH của địa phương 3
2 Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 20….20….. 3
3 Đánh giá chung 4
III MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU 5
1 Mục tiêu chung 5
1 Chỉ tiêu cụ thể 5
IV CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, CÁC CHUYÊN ĐỀ 6
1 Chương trình giáo dục chính khóa 6
2 Chương trình hoạt động giáo dục ngoài chính khóa (nếu có) 7
3 Kế hoạch thực hiện các chuyên đề 7
V CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 7
1 Truyền thông về các chủ trương, chính sách, các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 7
2 Quy mô phát triển số lượng 7
3 Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ 8
4 Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 11
5 Chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn (nếu có) 13
6 Phát triển đội ngũ nhà giáo 14
7 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 15
8 Công tác huy động nguồn lực 17
9 Công tác kiểm định chất lượng và XD trường chuẩn quốc gia 17
10 Công tác phổ cập 18
11 Công tác kiểm tra nội bộ trường học 18
12 Các hoạt động giáo dục khác 18
VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN 25
1 Chế độ công tác 25
2 Chế độ kiểm tra, giám sát 25
3 Phân công nhiệm vụ 26
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-BGD ĐT ngày 31/12/2020 ban hành Điều lệ trường mầm non;Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN; Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo; Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN; Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với Trường mầm non; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 quy định quản lý hoạt động giáo dục Kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa.
Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với GDMN, GDPT và GDTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Công văn số 1954/SGDĐT, ngày 30 tháng 08 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non;
Công văn số 752/PGD&ĐT-MN ngày 04/9/2024 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu về việc Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với bậc học mầm non; Công văn số 708/CV-PGD&ĐT ngày 21/8/2024 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu về việc Hướng dẫn thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Diễn Châu năm học 2024 - 2025.
Kế hoạch số 129/KHCL- MNDH ngày 05 tháng 10 năm 2020 của trường mầm non Diễn Hạnh về kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025. Nghị quyết Đảng bộ xã Diễn Hạnh, của Chi bộ và yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương, Trường mầm non Diễn Hạnh xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024 - 2025 như sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH                       
1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương
- Diễn Hạnh là xã vùng trung của Huyện Diễn Châu, cách trung tâm huyện gần 4 km về phía tây bắc. Phía Bắc giáp với xã Diễn Xuân, phía Tây và phía Nam giáp với xã Diễn Quảng, phía Đông giáp với xã Diễn Hoa. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho Diễn Hạnh giao lưu buôn bán kinh doanh, tiếp cận nhanh với sự tiến bộ xã hội trong thời kỳ đổi mới. Địa bàn cư trú nằm dọc theo đường 205 với diện tích toàn xã 471,57 ha, có tổng số dân là 8739 người, gồm 2029 hộ. được chia thành 8 xóm, trong đó bà con giáo dân chiếm 34%.
- Người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp, nghề thợ xây, xuất khẩu lao động  và buôn bán nhỏ lẻ tại khu vực chợ chùa và một số khu vực khác. Đời sống của nhân dân xã Diễn Hạnh trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, điều kiện sống bà con ngày càng được nâng cao nhờ sự nhanh nhạy trong buôn bán, xuất khẩu lao động sang nước ngoài;
- Địa phương có truyền thống cách mạng lâu đời, con em địa phương luôn có truyền thống hiếu học nên nền giáo dục ở địa phương ổn định và phát triển. Nhìn chung đời sồng kinh tế an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định tạo thế vững chắc cho sự phát triển đi lên mọi mặt của địa phương, tạo điều kiện cho việc phát triển giáo dục nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng.
- Địa phương có 03 trường học, Có 2 trường học được công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia là trường THCS và trường tiểu học. Từ năm 2021 Xã đạt Phổ cập Giáo dục tiểu học mức độ 2 và Phổ cập giáo dục THCS hàng năm vững chắc. Tuy nhiên Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi chưa đạt vì lý do trẻ 5 tuổi ra lớp chưa đạt chỉ tiêu. Bên cạnh đó, số dân trong độ tuổi lao động trẻ đi làm ăn xa chiếm tỷ lệ cao nên việc quan tâm chăm sóc con cái hạn chế.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 2024 - 2025
2.1. Đặc điểm các độ tuổi của trẻ
Năm học 2024-2025 xã Diễn Hạnh có tổng 623 cháu trong độ tuổi theo thống kê từ công tác điều tra. Trong đó:
- Trẻ nhà trẻ: 218 cháu; trẻ mẫu giáo: 405 cháu. Cụ thể:
+ Trẻ sinh năm 2019: 142 cháu;
+ Trẻ sinh năm 2020: 148 cháu;
+ Trẻ sinh năm 2021: 115 cháu;
+ Trẻ sinh năm 2022: 100 cháu;
+ Trẻ sinh năm 2023: 78 cháu. 
+ Trẻ sinh năm 2024: 40 cháu
Theo Quyết định số 2144/QĐ.UBND ngày 02/8/2024 của UBND huyện Diễn Châu về việc phê duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục năm học 2024-2025: Quy mô 15 nhóm lớp: Trong đó có 03 nhóm trẻ và 12 lớp mẫu giáo (03 lớp MG 3-4 tuổi; 04 lớp MG 4-5 tuổi và 05 lớp MG 5-6 tuổi). Tuy nhiên sau khi thực hiện kế hoạch tuyển sinh nhà trường giảm 1 nhóm lớp 5- 6 tuổi và tăng 1 nhóm lớp 3- 4 tuổi. Kết quả là tổng số trẻ huy động đến trường: 360 cháu. Trong đó:  Nhà trẻ 75 cháu; Mẫu giáo 285 cháu.
        2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV)
CB,GV,NV              TOÀN TRƯỜNG

 

TỔNG
SỐ
NỮ ĐV

TRONG ĐÓ

TRÌNH ĐỘ

XẾP LOẠI  CHUYÊN MÔN

ĐỊNH BIÊN
ĐH TC GIỎI TỈNH GIỎI HUYỆN

GIỎI TRƯỜNG

BC  
HĐNĐ06
 
HĐT HĐ huyên

Tổng số

42 42 26 30 1 9 2 19 26 31   11  
- Quản lí 3 3 3 3     1 3   3      
- Giáo viên 27 27 21 26 1   1 16 26 26   1  
- Nhân viên 12 12 2 1   9       2   10  

















2.3. Cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ
- Nhà trường có tổng diện tích đất sử dụng là 3920m2,, có biển tên trường, tường bao quanh, sân trường được quy hoạch phù hợp, có 7 loại đồ chơi ngoài trời bảo đảm an toàn;
- Trường có 15 phòng học/15 nhóm lớp với tổng diện tích 810m2, bình quân 2m2/trẻ. Có 12 phòng học kiên cố, 3 phòng học bán kiên cố vừa là phòng sinh hoạt chung, vừa làm phòng ăn, ngủ cho trẻ. Nhà trường có 01 phòng GDNT có diện tích 60 m2, thiết bị bảo đảm.
- Phòng sinh hoạt chung có đủ các thiết bị theo quy định. Nhà trường có 01 phòng hiệu trưởng, 01 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng hành chính quản trị, 01 Phòng y tế; phòng nhân viên 10m2. 2 Khu vực có 2 nhà để xe và 01 công trình vệ sinh cho CBGVNV bảo đảm, nhà trường chưa có phòng bảo vệ nhưng diện tichd và đồ dùng thiết bị còn thiếu.
- Trường có 02 bếp ăn 2 khu vực được xây dựng gồm 1 kiên cố với diện tích 150m2 và 1 bán kiên cố với diện tích 35m2. Bếp cơ cấu theo quy trình bếp 1 chiều, trang thiết bị được nhà trường đầu tư mua sắm đầy đủ, các thiết bị mang tính hiện đại như tủ cơm ga, nồi nấu cháo, máy sấy bát,...
- Các lớp có đầy đủ các danh mục trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định.
Tuy nhiên chưa có phòng ngủ riêng cho nhà trẻ, 7 nhóm lớp tại khu vực 2 không có phòng kho, sân trường cụm 2 xuống cấp địa phương đang có kế hoạch nâng cấp trong năm học 2024- 2025.
          3. Đánh giá chung
3.1. Thuận lợi
          - Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương về các hoạt động của trường.
- Trường có Chi bộ riêng nên thuận tiện cho việc lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các hoạt động của nhà trường.
- CSVC nhà trường cơ bản đảm bảo theo quy định, phục vụ tốt công tác CSGD trẻ.
- Trường được đặt tại khu trung tâm, thuận tiện cho việc phụ huynh đưa đón trẻ.
- 100% trẻ học 02 buổi/ngày và ăn bán trú tại trường.
- Cơ bản các nhóm, lớp có đủ đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC), trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.
- Có bếp ăn đảm bảo vận hành theo quy trình 01 chiều, có đầy đủ đồ dùng phục vụ bán trú cho trẻ.
- Ban lãnh đạo nhà trường năng động, sáng tạo, mạnh dạn trong công tác quản lý, chỉ đạo, có năng lực, có uy tín với tập thể.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng nổ trong công tác, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Có nhiều kinh nghiệm và vận dụng phương pháp linh hoạt trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Thực hiện tốt chương trình GDMN.
- Các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Chi đoàn trong nhà trường hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng nhà trường.
- Phụ huynh phối hợp tốt với nhà trường trong tất cả các hoạt động
- Tập thể sư phạm là một khối đoàn kết, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần tự giác.
3.2. Khó khăn
- Trường phân 2 khu vực nên ít nhiều khó khăn cho công tác quản lý, điều phối giáo viên đặc biệt là mua sắm đầu tư CSVC.
- Dãy phòng học cấp 4 khu vực 1 xuống cấp, không bảo đảm diện tích theo quy định, một số thiết bị các lớp dưới 5 tuổi chưa đầy đủ; kho thiếu và tạm bợ. Sân chơi cụm 2 xuống cấp; môi trường ngoài lớp học chưa phong phú, chưa đẹp.
- Thiếu phòng giáo dục thể chất, khu vui chơi phát triển vận động ngoài trời không có mái che.
          - Nguồn ngân sách của địa phương hạn hẹp nên việc đầu tư bổ sung, mua sắm CSVC là do nhà trường tự cân đối từ ngân sách chi thường xuyên và nguồn thu học phí nên rất khó khăn về kinh phí. Nguồn vận động tài trợ hàng năm thấp do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của phụ huynh.
- Tỷ lệ định biên giáo viên cho trường theo quy định tại Thông tư   06/2015/TTLT-BGDDT-BNV ngày 16/3/2015 còn thiếu 8 giáo viên, theo định biên của huyện còn thiếu 01 giáo viên, nhà trường phải hợp đồng thêm giáo viên để bố trí đảm bảo cho công tác chuyên môn.
- Trình độ của giáo viên tuy đã đạt chuẩn và trên chuẩn như­ng năng lực chuyên môn chưa thực sự đồng đều, trong thực hiện Chương trình GDMN khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của một số giáo viên có phần còn hạn chế.
- Diễn Hạnh là xã có 40% là giáo dân, trẻ vùng giáo ở tất cả các độ tuổi đang theo học tại nhà thờ. Nên tỷ lệ Trẻ 5 tuổi ra lớp mới đạt 70%.
III. MỤC TIÊU
  1. Mục tiêu chung
  1.1. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển nhà triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 đúng tiến độ. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch phát triển nhà trường đã được UBND huyện phê duyệt.
1.2. Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDMN trong bối cảnh mới.
1.3. Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, hướng tới phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo dưới 5 tuổi. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ trẻ 5 tuổi từ mầm non lên tiểu học.
1.4. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”; mô hình “Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ”;
1.5. Hợp đồng đủ giáo viên, nhân viên theo định biên huyện giao; tập trung bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, NV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tham mưu với địa phương và chủ động tăng cường CSVC, trang thiết bị bảo đảm các điều kiện thực hiện chương trình.
1.6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; tiếp tục đổi mới công tác quản trị nhà trường; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ. Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền những chủ trương, chính sách mới  về giáo dục mầm non. Thực hiện tốt chủ đề năm học:  Xây dựng trường mầm non Xanh – An toàn – Thân thiện.
1.7. Phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2025.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Danh hiệu tập thể:
- Nhà trường: Phấn đấu đạt “Tập thể Lao động tiên tiến
- Tổ lao động tiến tiến: 2 tổ;  Tổ lao động Xuất sắc: 01 tổ
- Nhóm, lớp tiên tiến: 100%; Nhóm, lớp TTXS: 12/15 nhóm lớp.
2.2. Danh hiệu cá nhân:
- 80 %  trở lên CBGVNV đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
- Giấy khen của CTUBND huyện; 01; CSTĐ cấp cơ sở: 04-05 người
- Giáo viên giỏi tỉnh: 2 người
IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Chương trình giáo dục chính khóa
1.1. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học
Thực hiện Kế hoạch về thời gian năm học 2024 - 2025 theo Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với GDMN, GDPT và GDTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Ngày Khai giảng năm học: 05/9/2024
- Ngày kết thúc Học kỳ I: Trước ngày 18/01/2025
- Ngày hoàn thành Chương trình học kỳ II: Trước ngày 25/5/2025
- Ngày kết thúc năm học: Trước ngày 31/5/2025
- Số tuần thực học: 35 tuần (Học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
1.2. Kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục các độ tuổi
(Phụ lục 01 kèm theo)
2. Chương trình hoạt động giáo dục ngoài chính khóa
* Làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo: Thực hiện mục tiêu tăng cường rèn kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động trải nghiệm. Tạo ra môi trường giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội thể hiện mình, thể hiện sự tự tin năng động trong mọi hoạt động. Sau 2 năm tổ chức nhà trường nhận thấy việc tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, giúp trẻ sớm làm quen ngôn ngữ thứ hai, mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. Bên cạnh đó, hoạt động làm quen tiếng Anh tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh theo nhiều hình thức đa dạng với phương châm “chơi mà học”, đảm bảo tính khoa học, vừa sức, liên thông giữa các độ tuổi và phát triển năng lực giao tiếp. Năm học 2024- 2025 số học sinh đăng ký tham gia làm quen tiếng Anh gồm:
+ Tổng số trẻ đăng ký học tiếng Anh tăng cường: …. Cháu
+ 3-4 tuổi: … lớp, gồm  … trẻ (Có danh sách kèm theo)
+ 4-5 tuổi: … lớp, gồm … trẻ (Có danh sách kèm theo)
+ 5-6 tuổi: … lớp, gồm … trẻ (Có danh sách kèm theo)
* Chương trình erobic: Nhằm bước đầu giúp trẻ làm quen và hứng thú với các môn học năng khiếu, có các kỹ năng về các môn học; giao lưu với các bạn trong lớp học nhằm giúp trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể. Rèn kỹ năng uốn ép dẻo, hình thành các kỹ năng, động tác thể dục Aerobic cơ bản, độc lập và mạnh dạn khi biểu diễn đối với môn thể dục Aerobic; rèn luyện sức khỏe cho trẻ, phát huy khả năng vận động theo nhạc một cách nhanh nhẹn, giúp trẻ khỏe mạnh cơ thể phát triển hài hòa cân đối.
+ Tổng số trẻ đăng ký học Aerobics: …. Cháu
+ 3-4 tuổi: … lớp, gồm  … trẻ (Có danh sách kèm theo)
+ 4-5 tuổi: … lớp, gồm … trẻ (Có danh sách kèm theo)
+ 5-6 tuổi: … lớp, gồm … trẻ (Có danh sách kèm theo)
(Phụ lục 04 kèm theo)
3. Kế hoạch thực hiện các chuyên đề
(Phụ lục 06 kèm theo)
V. CÁC CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Truyền thông về các chủ trương, chính sách, các hoạt động CSGD trẻ
a. Chỉ tiêu
- 100% phụ huynh và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của GDMN.
- 100% cha, mẹ trẻ được tuyên truyền về kiến thức nuôi, dạy trẻ.
b. Biện pháp
- Tập trung tuyên truyền, quán triệt đầy đủ, cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách về đổi mới và phát triển GDMN; công tác xã hội hóa giáo dục, làm rõ trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong phối hợp với cơ sở GDMN thực hiện dịch vụ bán trú theo chế độ sinh hoạt của trẻ và chế độ làm việc đối với giáo viên.
- Đẩy mạnh truyền thông về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, trong đó cần tập trung tuyên truyền vận động trẻ đến trường; tăng cường trao đổi, chia sẻ với gia đình, cộng đồng về kiến thức nuôi dạy con, chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để phòng chống SDD, thừa cân, béo phì..; tạo sự đồng thuận giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Đa dạng các kênh truyền thông, lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông đảm bảo hiệu quả, phù hợp; khai thác hiệu quả, đúng quy định của pháp luật các ứng dụng Zalo, Website, Facebook, Youtube...để truyền thông về GDMN; tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung họp phụ huynh tạo sự đồng cảm, chia sẻ trong thực hiện các hoạt động của nhà trường.
- Khuyến khích CB,GV viết và đưa tin, bài về các kết quả hoạt động của trường, tăng cường truyền thông, tôn vinh các tấm gương điển hình, tiêu biểu có nhiều đóng góp cho phát triển của nhà trường.   
2. Quy mô phát triển số lượng
a. Chỉ tiêu
- Thực hiện kế hoạch được phê duyệt
+ Nhà trẻ: 03 nhóm, 75/218 cháu, tỉ lệ 34.4%;
+ Cháu mẫu giáo: 12 lớp, 275/405 cháu, tỷ lệ 67.9%.
- Bố trí nhóm, lớp
+ Nhóm trẻ 25 - 36 tháng: 03 nhóm, 75 cháu
+ Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 04 lớp, 79 cháu
+ Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 04 lớp, 98 cháu
+ Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 04 lớp, 98 cháu.
b. Biện pháp
- Tổ chức điều tra đến từng hộ gia đình, nắm chắc số trẻ trong độ tuổi để xây dựng kế hoạch phát triển năm học sát với tình hình thực tế.
- Tổ chức tuyên truyền kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt phù hợp với tình hình về CSVC của nhà trường. Thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh trên hệ thống truyền thanh xã, xóm, tại góc tuyên truyền.
- Tổ chức tuyển sinh đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Bằng nhiều hình thức để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh việc đăng ký, đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi, đúng thời gian quy định, khắc phục mọi điều kiện khó khăn để tổ chức cho trẻ ở bán trú 100%. Tạo điều kiện để huy động, tiếp nhận trẻ khuyết tật có thể đến lớp học hòa nhập. Tuyên truyền để các bậc phụ huynh đưa trẻ đi học đều đặn, duy trì sĩ số đến hết năm học.
3. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ
a. Chỉ tiêu
100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về tinh thần và thể chất.
b. Biện pháp
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GD&ĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN (Công văn 186/PGD&ĐT-GDMN ngày 08/3/2022 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT); rà soát các tiêu chí trường học an toàn tại bảng kiểm của Thông tư 45/2021 để có giải pháp khắc phục kịp thời những tiêu chí chưa đạt. Tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyên đề đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN, đưa các nội dung chuyên đề vào nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); xây dựng môi trường nhóm lớp, CSVC, ĐDĐC đảm bảo an toàn; chủ động phòng chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống cháy nổ; an ninh trường học; quản lý tốt các hoạt động của trẻ…; không để xẩy ra ngộ độc thực phẩm, bạo hành trẻ trong nhà trường; đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ;
- Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm cho CB,GV,NV trong thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn; phối hợp với Công an địa phương hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn trong Trường mầm non theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ GD&ĐT; CB,GV,NV ký cam kết chịu trách nhiệm khi để xẩy ra mất an toàn đối với trẻ và có hành vi bạo hành trẻ.
- Nhà trường chủ động phối hợp với Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong phòng, chống dịch.
- Chú trọng công tác tự kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm các quy định đảm bảo an toàn cho trẻ. Hiệu trưởng nhà trường và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xẩy ra vụ việc liên quan đến vi phạm đạo đức nhà giáo, hoặc để xẩy ra tình trạng mất an toàn đối với trẻ trong nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho trẻ, hướng dẫn trẻ sử dụng nước sát khuẩn, kỹ năng rửa tay với xà phòng theo hướng dẫn của ngành Y tế. Các đồ dùng cá nhân trẻ phải có ký hiệu riêng, vệ sinh đồ dùng đồ chơi và lớp học sau mỗi ngày theo quy định.
- Việc nhận, trả trẻ hàng ngày cần hạn chế tập trung đông người trước cổng trường gây ùn tắc giao thông, nhất là giờ cao điểm.
- Về công tác tổ chức bán trú:
+ Người nấu ăn: Không mắc các bệnh truyền nhiễm, có đủ sức khỏe để làm việc, phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và đeo khẩu trang, mặc tạp dề; thực hiện nghiêm túc các quy định về VSATTP trong quá trình chế biến.
+ Đối với tổ chức, cá nhân cung ứng thực phẩm: Thực hiện đúng quy định đã ký cam kết với nhà trường trong hợp đồng cung ứng thực phẩm; thực phẩm phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
+ Đối với giáo viên: Không được để trẻ dùng chung khăn mặt, cốc uống nước, bát, thìa và các dụng cụ sinh hoạt khác. Thực hiện tốt việc hướng dẫn và tổ chức cho trẻ rửa tay với xà phòng ở các thời điểm cần thiết như trước và sau khi ăn, sau giờ chơi, sau khi đi vệ sinh...
+ Tất cả các đồ dùng, dụng cụ phục vụ bán trú phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi ngày. Riêng đối với dụng cụ nhà bếp và đồ dùng ăn bán trú cho trẻ phải được khử khuẩn bằng nước sôi hoặc sấy khô bằng máy trước khi sử dụng. Khu vực nấu ăn, khu vực ăn của trẻ phải được bố trí đầy đủ nước rửa tay và xà phòng.
+ Bố trí cho trẻ ăn theo nhóm, lớp. Bàn ăn cần sắp xếp hợp lý, đủ khoảng cách an toàn cho trẻ. Hướng dẫn trẻ hạn chế nói chuyện trong giờ ăn.
- Tăng cường kiểm tra, rà soát, khắc phục kịp thời để loại trừ các yếu tố có thể gây mất an toàn cho trẻ (Cổng trường, trang thiết bị, ĐDĐC, công trình vệ sinh, máy bơm nước, cống rãnh, mương nước, tường rào, sân chơi, bãi tập…; xô, thùng đựng nước phải có nắp đậy chắc chắn; lấp, đậy các hố ga, hố nước trong khuôn viên nhà trường; không để trẻ chơi ở các vị trí gần ao, hồ hoặc hố nước…); thanh lý trang thiết bị, ĐDĐC đã hư hỏng, chú ý loại bỏ đồ chơi ngoài trời bị hư hỏng, ô xy hóa gây mất an toàn cho trẻ.
- Sắp xếp hệ thống giá, kệ, ĐDĐC trong lớp đảm bảo gọn gàng, an toàn cho trẻ khi sử dụng; nhà vệ sinh của trẻ luôn đảm bảo khô ráo, an toàn, sạch sẽ, không bốc mùi; hệ thống bô của trẻ nhà trẻ phải có nắp đậy, thường xuyên chùi rửa, úp vào giá đúng quy định; không được kê gác các thiết bị, đồ dùng trong nhà vệ sinh gây mất an toàn cho trẻ; dụng cụ đựng hoá chất (Các chất tẩy rửa…) phải có nhãn mác rõ ràng, để xa tầm với của trẻ; chỉ sử dụng các chất tẩy rửa trong danh mục quy định.
- Phân công hợp lý giáo viên phụ trách các hoạt động để có thể quan sát trẻ mọi lúc, mọi nơi, đề phòng và xử lý kịp thời các tai nạn, rủi ro có thể xẩy ra.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, phối hợp với phụ huynh và các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống đuối nước, phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ tại gia đình và cộng đồng; tuyệt đối không được để trẻ ra sông, hồ tắm, trẻ tự đi đến trường mà không có người lớn giám sát.
- Tuyên truyền để chuyển biến mạnh mẽ ý thức tự giác chấp hành luật giao thông, từng bước xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, tiếp tục xây dựng ý thức “Văn hóa giao thông” trong CB,GV,NV khi tham gia giao thông: Không đi xe trong khu vực trường...
- Tích cực giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước giờ vào học, sau giờ tan học, thực hiện “Cổng trường an toàn giao thông”.
- Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ thông qua chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.
- Chuẩn bị các điều kiện sơ cứu tại chỗ trường hợp trẻ bị tai nạn: Các phương tiện, trang thiết bị, phương án sơ cứu; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sơ cứu, xử lý cho CB, GV, NV theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
- Đảm bảo đủ nước uống hàng ngày cho trẻ, không cho trẻ uống nước ngay sau khi vận động nhiều ở ngoài trời thời tiết nắng nóng. Nhắc nhở trẻ uống nước từ từ không uống một lúc quá nhiều.
- Các phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ của trẻ phải thoáng mát, có luồng không khí tự nhiên và có đủ hệ thống quạt mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, các lớp học hướng nam mùa đông phải đóng cửa sau tránh gió lùa.
- Mùa hè nhắc nhở trẻ mặc quần áo mát, dễ thấm mồ hôi, khi mồ hôi ra nhiều nên lấy khăn lau khô tránh bị cảm. Hướng dẫn, giáo dục trẻ mặc ấm về mùa đông.
- Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ y tế cách nhận biết và phương pháp sơ cứu ban đầu cho trẻ khi bị sốc nhiệt, sốt, cảm lạnh.
- Xây dựng Kế hoạch phòng, chống bạo hành và có các biện pháp cụ thể: Biện pháp phòng ngừa; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành; biện pháp can thiệp xẩy ra bạo hành theo quy định; đưa nội dung đánh giá kết quả phòng chống vào xếp loại thi đua của mỗi cá nhân.
- Tiếp tục quán triệt CB,GV,NV thực hiện có hiệu quả Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT về tăng cường các giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục; không để xẩy ra tình trạng bạo hành trẻ. Thực hiện nghiêm túc Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008, Quyết định ban hành quy định về đạo đức nhà giáo, thực hiện nghiêm các quy chế trong đơn vị.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN”.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa trong Trường mầm non, phối hợp với phụ huynh, cộng đồng thực hiện tốt bộ quy tắc và xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện phù hợp với điều kiện địa phương; Xây dựng tiêu chí, bảng kiểm để đánh giá an toàn phòng chống bạo hành trẻ.
- 100% CB,GV,NV được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, kỹ năng tiết chế cảm xúc tiêu cực, tập huấn các kỹ năng phòng, chống bạo hành trẻ. 100% CB,GV,NV cam kết không vi phạm đạo đức Nhà giáo, không vi phạm các quy định về bạo hành trẻ trong thực hiện nhiệm vụ. Đối xử công bằng với trẻ, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, lồng ghép vào việc thực hiện Chương trình giáo dục kỹ năng phát hiện nguy cơ bạo hành như phát hiện thái độ bực tức của người khác, có ứng xử với các tình huống nguy cơ bạo hành bạo hành: Biết nhận lỗi khi làm sai và biết phòng chống bạo hành: Biết chơi cùng bạn, hợp tác cùng bạn, biết vâng lời người lớn...
- Bố trí đội ngũ GV, NV hợp lý, phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh, động viên, chia sẻ, tạo không khí chân thành cởi mở, tạo động lực về tinh thần cho CB, GV, NV phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền bổ sung định biên giáo viên để giảm áp lực công việc cho giáo viên; tham mưu địa phương, phụ huynh và các tổ chức đoàn thể đầu tư CSVC đáp ứng nhu cầu CSGD trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động trong nhà trường.
- Thiết lập đường dây nóng trong phòng, chống bạo hành trẻ; Phối hợp chặt chẽ với gia đình, cộng đồng có cơ chế giám sát phòng chống bạo hành trẻ.
- Khen thưởng kịp thời những CB, GV, NV thương yêu, chăm sóc trẻ tận tình chu đáo, xử lý kịp thời đối với những CB, GV, NV vi phạm các quy định đảm bảo an toàn cho trẻ, để xẩy ra tai nạn, thương tích; có hành vi bạo hành trẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ.
- Tiếp tục thực hiện tốt xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
4. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ
4.1. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ
a. Chỉ tiêu
- 100% trẻ được an toàn về tinh thần và thể chất khi ở trường cũng như ở nhà.
- 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm học. Cân đo 03 lần/năm và được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng, các cháu SDD được cân đo hàng tháng và có chế độ ăn bổ sung.
- Phấn đấu tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân  < 3%; thể thấp còi < 4%; thừa cân, béo phì < 0,2%; 80% trẻ SDD, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp;
b. Biện pháp
- Vận động phụ huynh cho trẻ được ăn ở bán trú 100%; thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong thực hiện bán trú ở Trường mầm non, tiếp tục sử dụng phần mềm Vietteck để tính khẩu phần ăn cho trẻ.
- Nghiêm túc thực hiện ký kết thực phẩm với các đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng và l­ưu nghiệm thức ăn cho trẻ đảm bảo theo quy định.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú: Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn cho trẻ cân đối, đa dạng theo quy định trong Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành. Thực đơn xây dựng theo mùa, không trùng lặp giữa các thứ trong 02 tuần. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức. Mức đóng góp tiền ăn 20.000 đồng/trẻ/ngày để đảm bảo đủ lượng Calo và cân đối dinh dưỡng trong ngày cho trẻ.
+ Bữa ăn bán trú đáp ứng các tiêu chuẩn: Khuyến khích bữa chính có trên 10 loại thực phẩm và có từ 03 đến 05 loại rau, củ; thực đơn bữa chính của trẻ mẫu giáo gồm: Cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng.
+ Đối với bữa chính chiều cho trẻ nhà trẻ, tổ chức cho trẻ ăn bữa chính chiều theo chương trình GDMN; 
+ Tăng cường đổi mới cách chế biến món ăn để trẻ ăn hết suất, phấn đấu mỗi tháng cải tiến 01 món ăn cho trẻ.
+ Đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn tại trường: Bữa ăn gia đình, ăn bằng khay...
+ Chế biến món ăn hàng ngày phải theo đúng thực đơn, đủ định lượng theo mức tiền ăn của trẻ; công khai kịp thời về thực phẩm thay thế khi có sự thay đổi vì lý do khách quan.
+ Chỉ đạo nhân viên nuôi dưỡng phối hợp hai khu vực 2 và hội cha mẹ học sinh chăm sóc vườn rau dinh dưỡng cung cấp bữa ăn cho trẻ tại trường.
- Thực hiện tốt công tác quản lý bán trú: Đảm bảo VSATTP; đảm bảo công khai minh bạch trong chế độ ăn, thực đơn của trẻ; thực hiện các khoản thu, chi bán trú theo quy định hiện hành.
- Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ phù hợp với thời tiết. Nước uống cho trẻ là nước đun sôi để nguội (Kể cả nước lọc) và đựng trong bình ủ nước, phải đảm bảo cho trẻ uống đủ lượng nước theo quy định của Chương trình GDMN.
- Xây dựng bếp ăn có đủ điều kiện về VSATTP. Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp 01 chiều, thực hiện nhiệm vụ phân công theo dây chuyền, bổ sung đồ dùng dụng cụ tổ chức bán trú đảm bảo theo quy định, tăng cường thiết bị bếp theo hướng  hiện đại.
- Hợp đồng nhân viên nấu ăn (NVNA) có bằng cấp chuyên môn, có đủ sức khỏe. Bố trí NVNA đủ số lượng theo quy định, NVNA thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, nghiêm túc chấp hành các quy định đối với NVNA, đảm bảo an toàn trong khi chế biến. Bồi dưỡng thêm cho NVNA về kỹ năng nghiệp vụ chế biến các món ăn cho trẻ, về kiến thức VSATTP.
- Các lớp thực hiện vệ sinh đúng lịch hàng tuần, th­ường xuyên rèn các thao tác vệ sinh cho trẻ, đảm bảo các thao tác trở thành kỹ năng.
- Hàng ngày giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn nơi có ánh nắng mặt trời, một tuần giặt bằng n­ước sôi muối 01 - 02 lần. Khu vực vệ sinh của các cháu phải được lau rửa hàng ngày theo từng khu vực lớp, đảm bảo khô thoáng, không để tình trạng khu vực vệ sinh có mùi hôi khai. Sàn nhà luôn đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, tránh tình trạng trơn trượt...
- CB,GV,NV khi chế biến thức ăn, trực tiếp chia thức ăn cho trẻ hoặc cho trẻ ăn phải mặc quần áo đồng phục, đeo khẩu trang, tạp dề và đội mũ. GV, NV trực tiếp CSGD các cháu móng tay không để dài, thực hiện rửa tay bằng xà phòng theo quy định.
- CBQL tăng cường công tác kiểm tra hàng ngày, hàng tuần về công tác vệ sinh.
- Xây dựng tủ thuốc để mua thuốc sơ cứu tại trư­ờng và một số dụng cụ như­: bông, băng, gạc…
- Làm tốt công tác vệ sinh, phòng dịch: Phòng, nhóm, sân vư­ờn sạch sẽ, khơi thông cống rãnh để phòng các dịch bệnh xẩy ra. Xử lý tốt rác thải hàng ngày. Một năm phun thuốc diệt ruồi, muỗi 01 - 02 lần để phòng chống dịch bệnh. Quán triệt các nhóm, lớp tổ chức bán trú cho trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày theo quy định.
- Xây dựng các giải pháp phục hồi; tuyên truyền, phối hợp với gia đình trẻ xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với những trẻ SDD, trẻ thừa cân, béo phì. Phối hợp với Hội LHPN xã và Trạm y tế xã để chăm sóc sức khỏe cho trẻ thấp còi, SDD cho phụ huynh có con dưới 6 tuổi trên địa bàn.
- Tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và thỏa thuận với phụ huynh để có kinh phí tổ chức bán trú cho trẻ như: Bổ sung thiết bị bếp, đồ dùng ăn, uống, chi phí phát sinh do thực hiện công tác bán trú theo quy định.
- Triển khai chương trình sữa học đường đến tận phụ huynh học sinh.
4.2. Đổi mới hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN
a. Chỉ tiêu
- 100% các nhóm lớp được học chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành
- Tỷ lệ chuyên cần: Trẻ 5 tuổi > 95%; dưới 5 tuổi > 92%;
- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành CTGDMN đạt 100%;
- Trẻ khuyết tật học hòa nhập được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%;
- 95- 97% trẻ mẫu giáo, 93- 95% trẻ nhà trẻ đạt mục tiêu giáo dục theo quy định của Chương trình GDMN;
b. Biện pháp
- Tập trung các giải pháp thực hiện Chủ đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; chủ động, linh hoạt, sáng tạo gắn kết các tiêu chí của Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2021 - 2025” trong thực hiện chủ đề.
- Chỉ đạo giáo viên tập trung xây dựng và khai thác hiệu quả môi trường giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”; khắc phục triệt để tình trạng xây dựng môi trường mang nặng hình thức, trưng bày, không hiệu quả; tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ giáo viên nâng cao năng lực xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục nhà trường trên cơ sở Chương trình do Bộ GDĐT ban hành phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ; giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.
- Đổi mới phương pháp giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”; tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường thiên nhiên, kỹ năng làm việc nhóm, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế; mạnh dạn lựa chọn, áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN, điều kiện trường, lớp.
- Liên kết với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân và gia đình của trẻ em để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ đảm bảo sát, đúng để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp; tăng cường phối hợp phụ huynh trong đánh giá trẻ; không tạo áp lực cho giáo viên trong quá trình đánh giá.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình phối hợp giữa nhà trường với gia đình, đoàn thể, tổ chức xã hội; hoạt động hỗ trợ trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1; trong đó chú trọng đổi mới nội dung, hình thức phối hợp, đảm bảo phù hợp yêu cầu liên thông từ mầm non lên tiểu học; tuyệt đối không dạy trẻ mầm non học trước Chương trình lớp 1
- Tăng cường phối hợp với phụ huynh và cộng đồng tổ chức các hoạt động giao lưu, sân chơi của trẻ về giáo dục ATGT, Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”; duy trì tốt “Cổng trường an toàn giao thông”; lồng ghép hiệu quả các nội dung giáo dục ATGT trong thực hiện Chương trình GDMN.
- Tiếp tục triển khai, tăng cường quản lý, đảm bảo chất lượng Chương trình cho trẻ mẫu giáo nhảy erobic, làm quen với tiếng Anh; chỉ đạo thực hiện việc lựa chọn, sử dụng chương trình, tài liệu đã được Bộ GD&ĐT thẩm định đảm bảo nghiêm túc, đúng quy trình, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương; bố trí sắp xếp linh hoạt thời gian, phòng học, lịch tổ chức hoạt động tại các lớp đảm bảo khoa học, phù hợp.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định tại Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GD&ĐT trên tinh thần tự nguyện tham gia và thỏa thuận mức đóng góp kinh phí của cha mẹ trẻ. Rà soát các điều kiện thực hiện, xây dựng kế hoạch, chất lượng giáo dục ngoài giờ chính khóa, quản lý việc thu chi đảm bảo công khai, đúng quy định tại Nghị quyết số 31/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh.
5. CSGD trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
a. Chỉ tiêu
100% trẻ có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm CSGD tại trường và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định.
b. Biện pháp
- Tiếp nhận, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, tích cực phối hợp với phụ huynh trong việc kết hợp CSGD trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
6. Phát triển đội ngũ nhà giáo
6.1. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CB,GV,NV
a. Chỉ tiêu
- 100% CB, GV được tập huấn, hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN.
- 100% CB, GV, NV được bồi dưỡng về nâng cao năng lực phẩm chất đạo đức nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
- 100% CB, GV, NV không vi phạm đạo đức nhà giáo, không bạo hành trẻ.
- 100% CB, GV, NV thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành.
- 100% CB, GV, NV thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, không vi phạm đạo đức nhà giáo.
b. Biện pháp
- Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019; chỉ đạo CB, GV, NV thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về đạo đức, tác phong, trang phục, ngôn ngữ chuẩn mực, giao tiếp ứng xử văn hóa; không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin, hoặc hình ảnh sai trái, hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.
- Đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ CB, GV, NV; phối hợp bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên môn, các cuộc hội thảo chuyên môn, tham quan học tập.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ CB, GV, NV về tầm quan trọng, ý thức bảo vệ quyền của trẻ em; tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác và của trẻ em, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền trẻ em.
6.2. Đổi mới quản lý, phương pháp CSGD trẻ
a. Chỉ tiêu
- 100% số CB,GV,NV biết ứng dụng CNTT trong và quản lý và CSGD trẻ.
- 100% giáo viên nắm chắc nội dung chương trình GDMN. Đổi mới phương pháp CSGD trẻ. Lồng ghép các chuyên đề vào các tiết dạy và các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả.
-  100% CB, GV, NV đạt LĐTT, CSTĐCS 04 - 05 đ/c.
- 100% giáo viên đạt loại khá và xuất sắc theo Thông tư số 26/2018/QĐ-BGDĐT ngày 08/10/2018 Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- 100% CBQL được đánh giá xếp loại khá, xuất sắc theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT về ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDMN.
- 90% CB, GV, NV được đánh giá xếp loại khá, xuất sắc theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020, Nghị định về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của Chính phủ.
- 100% hồ sơ CB,GV xếp loại tốt, khá.
- Phấn đấu 01 - 02 giáo viên giỏi cấp tỉnh, có 06 - 07 SKKN đạt cấp cơ sở.
- 100% gia đình CB, GV, NV đạt gia đình nhà giáo văn hoá.
b. Biện pháp
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Chỉ thị số 27-CT/TTg về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với các nội dung thiết thực, phù hợp, hiệu quả.
- Phát huy vai trò của độị ngũ cốt cán chuyên môn trường trong công tác bồi dưỡng, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn.
- Chỉ đạo giáo viên tích cực nghiên cứu, chủ động đổi mới phương pháp giáo dục, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục, điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp, địa phương.
- Tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với từng lứa tuổi, thực hiện ngoài giờ học chính khóa; tăng cường theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
- Ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến trên thế gới và các nước trong khu vực như: Giáo dục STAEM, phương pháp dạy học Montessori…
- Tập trung bồi dưỡng để giáo viên tham gia đạt kết quả cao Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
- Tuyên truyền, bồi dưỡng năng lực ứng xử văn hóa cho CB,GV,NV, chú trọng 03 tiêu chí cốt lõi: “Yêu thương, an toàn và tôn trọng”.
- Chỉ đạo CB,GV,NV tích cực ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường, xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động giáo dục, giáo án điện tử, điểm danh thông minh, hồ sơ theo dõi trẻ...
- Thực hiện đánh giá đội ngũ CB,GV theo chuẩn đảm bảo sát, đúng để xác định nhu cầu bồi dưỡng; khuyến khích CB,GV tự học và khai thác sử dụng nguồn tài liệu, học liệu trực tuyến; Quan tâm việc BDTX đội ngũ theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019  về  Quy chế BDTX. Đánh giá CB,GV,NV theo Nghị định số 90 về đánh giá viên chức một cách thực chất, đảm bảo công bằng, khách quan.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với GVMN theo quy định.
6.3. Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn
a. Chỉ tiêu
Tổ chuyên môn tích cực đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức sinh hoạt chuyên môn.
b. Biện pháp
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ về phát triển chương trình giáo dục của nhà trường; chia sẻ, hỗ trợ giữa CBQL-GV và giữa GV-GV trong xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường.
- Tăng cường chất lượng sinh hoạt chuyên môn sâu với hướng “Sinh hoạt chuyên đề”, hội thảo.
- Duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ 02 lần/tháng.
- Phát huy vai trò của mọi thành viên trong tổ chuyên môn.
7. CSVC, trang thiết bị
a. Chỉ tiêu
- 100% nhóm, lớp có đủ ĐDĐC, thiết bị dạy học theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 ban hành danh mục ĐDĐC, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN của Bộ GD&ĐT.
- Xây dựng tủ sách pháp luật, tủ sách tham khảo dùng cho hoạt động của nhà trường.
- Phấn đấu đạt các tiêu chí về CSVC trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
- Năm học 2024 - 2025 dự kiến bổ sung mua sắm CSVC như sau:
TT DANH MỤC SỐ LƯỢNG GHI CHÚ THÀNH TIỀN
(Dự kiến kinh phí)
1 Làm phòng đa chức năng 1             600,000,000            600,000,000
2 Phòng bảo vệ 1               50,000,000              50,000,000
3 Làm mới trần nhà dãy cấp 4  cơ sở 2 4               10,000,000              40,000,000
4 Sơn sửa đồ chơi 2               35,000,000              70,000,000
5 Làm mới sân khu 2 200                 1,000,000            200,000,000
6 Sơn lại tường nhà 2 khu vưc 2               30,000,000              60,000,000
7 Mua mới, tu sửa hệ thống điện, quạt, bóng, máy bơm nước 2               10,000,000              20,000,000
8 Mua sắm một số thiết bị trong lớp,  văn phòng…. 2               20,000,000              40,000,000
9 Mua bổ sung đồ dùng phục vụ công tác bán trú 2               20,000,000              40,000,000
10 Làm mới nhà xe khu 2 1               50,000,000              50,000,000
11 Tu sửa mua săm văn phòng phẩm 2               15,000,000              30,000,000
12 Máy tính xách tay 1               15,000,000              15,000,000
13 Tu sửa, hàn lại ô chắn hành lang sắt và đồ chơi NT                                  2                 5,000,000              10,000,000
14  Mua bổ sung đồ chơi ngoài trời                                  2               10,000,000              20,000,000
  TỔNG CỘNG             1,245,000,000
 
(Một tỷ hai trăm bốn lăm triệu đồng)
        Trong đó:      
1 - Kế hoạch từ nguồn vận động tài trợ:            102,000,000  
2 - Kế hoạch từ nguồn ngân sách chi thường xuyên:             150,000,000  
3 - Kế hoạch từ nguồn học phí:            183,000,000  
4 - Kế hoạch từ nguồn chi phí bán trú:              40,000,000  
5 - Kế hoạch từ nguồn ngân sách địa phương:            770,000,000  
  TỔNG         1,245,000,000  
b. Biện pháp
- Thực hiện xây dựng môi trường mầm non “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”; chú trọng xây dựng và chăm sóc môi trường ngoài lớp học theo hướng gần gũi với thiên nhiên, tăng diện tích sân vườn là sân cỏ, nhiều cây xanh bóng mát, cây cảnh, cây ăn quả, vườn rau, sân bóng mi ni.
- Tổ chức rà soát, đánh giá đúng thực trạng CSVC hiện có; tham mưu huy động nguồn lực để bổ sung trang thiết bị đáp ứng theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Thực hiện tốt việc quản lý, lựa chọn, khai thác, sử dụng hiệu quả đồ chơi, tài liệu, học liệu đảm bảo đúng quy trình, công khai, dân chủ (Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020); mua sắm bổ sung trang thiết bị, ĐDĐC, tài liệu, học liệu, đồ dùng vệ sinh cá nhân của trẻ đầy đủ, đồng bộ, chuẩn hoá và hiện đại, đảm bảo kịp thời trong năm học. Thành lập Hội đồng lựa chọn, đề xuất danh mục sử dụng theo đúng quy trình, công khai, dân chủ đảm bảo đúng quy trình; Hướng dẫn, tư vấn phụ huynh lựa chọn, mua đồ chơi, học liệu nếu có nhu cầu riêng.
- Tiếp tục xây dựng và khai thác hiệu quả kho học liệu, vi deo trực tuyến dùng chung trong GDMN; Bổ sung, nâng cấp “Thư viện mở” trên sân trường để hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh khai thác, áp dụng hiệu quả vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
8. Công tác huy động nguồn lực
- Làm tốt công tác vận động tài trợ giáo dục để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học. Triển khai công tác vận động tài trợ theo Thông tư 16/2018/TT-BGD&ĐT ngày 03/8/2018 của Bộ GD&ĐT về việc quy định tài trợ cho các cơ sở Giáo dục thuộc hệ thống giáo duc quốc dân.
-  Ký cam kết với Phòng GD&ĐT về thực hiện các khoản thu theo quy định.
- Sử dụng biên lai, phiếu thu hợp lệ do ngành tài chính phát hành. Cuối tháng quyết toán công khai các khoản thu của từng trẻ để phụ huynh được biết. Thực hiện nạp các khoản thu vào kho bạc nhà nước theo quy định.
- Thực hiện tốt nội dung công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
- Xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm các nguyên tắc theo các quy định hiện hành; Bảo đảm cân đối trong thu chi phù hợp và thực hiện nghiêm túc, kịp thời về chế độ chính sách cho CB,GV,NV và trẻ; đẩy nhanh tiến trình việc thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thực hiện đúng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế dân chủ trường học quy định về công khai, báo cáo, kiểm kê tài chính theo quy định.
9. Công tác KĐCL và xây dựng Trường chuẩn Quốc gia
a) Chỉ tiêu.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong Báo cáo tự đánh giá của nhà trường năm 2024. Xây dựng Kế hoạch và thực hiện công tác tự đánh giá nhà trường theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD, Phòng GD&ĐT.
- Phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2025
b) Biện pháp
- Trên cơ sở tự đánh giá nhà trường để rà soát lại các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia theo Quy định. Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng CSGD trẻ; tham mưu với địa phương để mở rộng diện tích đất, xây dựng thêm phòng chức năng bảo đảm yêu cầu của trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Dự kiến năm 2025 hoàn thiện các tiêu chuẩn làm báo cáo và làm tờ trình đề nghị cấp trên thẩm định công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1. Tiếp tục tham mưu địa phương đưa trường về 1 điểm tập trung.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
10. Công tác phổ cập
a) Chỉ tiêu
- Củng cố và nâng cao chất lượng PCGDMNTE 5 tuổi, chuẩn bị các điều kiện để phổ cập trẻ dưới 5 tuổi. Huy động 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn ra lớp.
- 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày và hoàn thành CTGDMN
- Phấn đấu đạt PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi năm 2024.
- Đảm bảo chế độ chính sách cho trẻ 5 tuổi và giáo viên phụ trách lớp 5 tuổi.
b) Biện pháp:
- Tham mưu với địa phương xây dựng kế hoạch; phối hợp với các nhà trường, các xóm thực hiện tốt công tác phối hợp điều tra, xử lý, cập nhật số liệu theo phần mềm ESCI (phần mềm online của Bộ GDĐT) đảm bảo kịp thời, chính xác; hồ sơ đầy đủ theo quy định.
- Tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa trẻ 5 tuổi đến trường, đảm bảo các điều kiện, chất lượng phổ cập;
- Ưu tiên bố trí đủ phòng học, thiết bị, ĐDĐC; bảo đảm hệ thống nước sạch và công trình vệ sinh cho trẻ; bố trí giáo viên đủ về số lượng, có năng lực cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi.
- Tổ chức hiệu quả chương trình giáo dục mầm non.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo theo quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CPCP ngày 08/09/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển GDMN và các chế độ, chính sách khác đối với trẻ em.
11. Công tác kiểm tra nội bộ trường học
a. Chỉ tiêu
- Kiểm tra 08 - 09 chuyên đề chung
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, các hoạt động CSGD trẻ, công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, sử dụng và bảo quản thiết bị ĐDĐC của một số giáo viên theo khối.
b. Biện pháp
- Ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học. Xây dựng hoạch kiểm tra nội bộ cụ thể, triển khai kế hoạch đến toàn thể CB,GV,NV và các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Khi tiến hành công tác kiểm tra nội bộ nhà trường phải tiến hành đầy đủ, đúng quy trình và lưu giữ hồ sơ đầy đủ. Kiểm tra nội bộ trường học mang tính chất tư vấn, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
12. Các hoạt động giáo dục khác
12.1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua
a. Chỉ tiêu
- 100% CB,GV,NV thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành phát động
- 100% CB,GV,NV không vi phạm đạo đức nhà giáo
- 100% CB,GV,NV ký cam kết thực hiện chính sách dân số KHHGD và ATGT, không vi phạm đạo đức nhà giáo, nói không với bạo lực học đường, nói không với rác thải nhựa…
- 100% CB,GV,NV đăng ký các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện tốt các nội dung đã đăng ký.
b. Biện pháp
- Triển khai đầy đủ các Văn bản, Chỉ thị của cấp trên về việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua do các cấp pháp động
- Tổ chức cho tất cả CB,GV,VN ký cam kết thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành, địa phương và nhà trường phát động.
- Thực hiện chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
- Thực hiện Chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”.
          - Duy trì việc thực hiện các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống thông qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca…phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và bản sắc văn hóa của địa phương, chú trọng lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
          - Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí nâng cao năng lực, học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
          - Phát động CB,GV,NV tiếp tục tổ chức sưu tầm, sáng tác, khai thác sử dụng và đưa các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca, nghe hát Quốc ca, giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày; phát thanh các làn điệu dân ca trong giờ đón và trả trẻ hàng ngày. Tổ chức thi hát dân ca trong dịp lễ, hội giữa các khối, lớp trong trường.
12.2. Công tác cải cách hành chính; ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GDMN
a. Chỉ tiêu
- 100% CBQL khai thác và sử dụng hiệu quả các phần mềm hỗ trợ trong quản lý nhà trường như: Cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý văn bản, phần mềm bán trú, phần mềm PCGD, …
- 100% CB, GV, NV ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong công tác CSGD trẻ.
- Xây dựng nhà trường “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ trường học.
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa nhà trường.
- Quản lý tốt công tác tài chính, tài sản.
- Làm tốt công tác công khai, dân chủ trong nhà trường.
b. Biện pháp
- Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch và kế hoạch hóa công tác quản lí, tập trung đối với những nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Cụ thể hóa kế hoạch của từng nội dung, từng học kì, từng tháng. Kế hoạch năm học cần cụ thể, có các giải pháp khả thi và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt.
          - Nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến GDMN theo phân cấp quản lý.
- Triển  khai, chỉ đạo thực hiện kịp thời các văn bản, chính sách  về GDMN.
- Đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình của Hiệu trưởng; tăng cường công tác đối thoại giữa nhà trường với cha mẹ trẻ và các tổ chức, cá nhân liên quan về các vấn đề xã hội đang quan tâm; nâng cao chất lượng công tác quản trị, nhất là vấn đề quản lý tài chính, công khai, dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức và hoạt động của nhà trường theo Điều lệ Trường mầm non; giao quyền chủ động cho giáo viên trong xây dựng Kế hoạch  và  áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với đối tượng giáo dục, khả năng của giáo viên và điều kiện thực hiện của nhà trường.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục qua hoạt động kiểm tra, giám sát, chú trọng kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất, đảm bảo đánh giá đúng thực chất để tư vấn, giúp giáo viên thực hiện công tác CSGD trẻ có hiệu quả; kiên quyết xử lí nghiêm cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn.
- Tập trung cải cách hành chính, nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng tích hợp, có tính khả thi; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT ngày 18/01/2019 của Bộ GD&ĐT, tuyệt đối không phát sinh thêm hồ sơ sổ sách trong nhà trường, gây áp lực cho CB,GV,NV; lưu trữ và sử dụng hồ sơ đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế phối hợp chuyên môn, quy chế làm việc của cơ quan, quy chế dân chủ trường học một cách khách quan, cụ thể và thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để lấy ý kiến góp ý của tập thể CB,GV,NV.
- Đổi mới quản lý theo hướng xây dựng nhà trường thân thiện, lành mạnh; xây dựng chuẩn mực ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và ứng xử xã hội theo các chuẩn mực văn hóa nhà trường được quy định tại Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 về đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.
- Phát huy tự chủ của Hiệu trưởng trong xây dựng kế hoạch, lãnh đạo, kiểm tra nội bộ và đánh giá trường học, đánh giá xếp loại giáo viên, đồng thời chấn chỉnh về trách nhiệm giải trình và ý thức tuân thủ pháp luật trong các hoạt động quản trị của nhà trường
- Xây dựng ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật trong hoạt động quản lý, nhất là hoạt động thu chi, xã hội hóa tăng cường CSVC và mua sắm, trang bị thiết bị, ĐDĐC, quản lý bán trú. Thực hiện công tác xã hội hóa đúng mục đích, đúng quy trình và công khai, minh bạch.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách liên quan đến GDMN;
- Thực hiện nghiêm túc quy định chế độ thống kê, thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời theo đúng quy định về Phòng GD&ĐT.
- Thực hiện chế độ, chính sách cho CB,GV,NV đầy đủ và kịp thời.
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà trường theo đúng quy định, cam kết các điều kiện và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Xử lý kịp thời, nghiêm minh theo qui định của pháp luật, của ngành đối với cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định.
- Thực hiện nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực hiện nhiệm vụ; Chỉ đạo không để xẩy ra các vi phạm quản lý thu chi, quản lý bán trú, thực hiện xã hội hóa.
-  Đảm bảo thông tin hai chiều cập nhật, chính xác (Báo cáo định kỳ sau khai giảng, cuối học kỳ I và cuối năm học; báo cáo đột xuất các tình huống, sự cố xẩy ra trên địa bàn trung thực, kịp thời)
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và thiết kế các hoạt động giáo dục, đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng sử dụng của CB,GV,NV; lựa chọn và triển khai các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ quản lý như: Cơ sở dữ liệu ngành, phần mềm phổ cập, phần mềm Viettex, quản lý thiết bị, ĐDĐC…đảm bảo chất lượng quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tích cực khai thác kho tài liệu, học liệu về GDMN để vận dụng, hỗ trợ thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện nhóm lớp, địa phương.
- Nhà trường quản lý giáo án của giáo viên trên máy vi tính; từng bước chuyển đổi hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử đối với kế hoạch giáo dục của giáo viên.
- Tăng cường ứng dụng phương thức họp trực tuyến để tổ chức họp, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn; bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CB,GV,NV.
12.3. Công tác dân chủ cơ sở
- Tuyên truyền quán triệt Luật Thực hiện dân chủ cơ sở số 10/2022/QH15 của Quốc hội có hiệu lực thi hành thừ ngày 01/7/2023 và các văn bản quy định của Đảng, nhà nước, cấp trên về thực hiện Quy chế dân chủ đến CB,GV,NV. Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua “Dân vận khéo” và các cuộc vận động thi đua của ngành.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng; phát huy quyền làm chủ của CB,GV,NV; tăng cường đối thoại, trao đổi; tích cực giám sát các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Tổ chức tốt Hội nghị Viên chức, Người lao động; phát huy vai trò giám sát của Ban thanh tra nhân dân.
12.4. Công tác dân vận chính quyền
- Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo về tăng cường và đổi mới công tác dân vận. Đẩy mạnh công tác dân vận trong việc tuyên truyền phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong CSGD trẻ; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, phòng chông tai nạn thương tích, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Vận động nhân dân, phụ huynh tiếp tục đồng lòng, tin tưởng, se chia, thấu hiểu cùng chung sức chăm lo cho công tác giáo dục của nhà trường, địa phương.
- Tổ chức học tập bài báo “Dân vận” của Bác Hồ; tuyên truyền, vận động CB,GV,NV quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong giảng dạy. Tích cực nêu gương, xây dựng, nhân rộng và phát huy các mô hình tốt, điểm sáng trong nhà trường.
- Triển khai các hoạt động đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có tác dụng thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đồng thời góp phần xây dựng Chi bộ và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong sạch, vững mạnh, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác dân vận năm 2024 và những năm tiếp theo.
- Toàn thể CB,GV,NV nhận thức đầy đủ về công tác dân vận, xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện tại trường và nơi cư trú; khẳng định công tác dân vận là biện pháp hữu hiệu để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
12.5. Công tác y tế học đường
a. Chỉ tiêu
- 100% trẻ đến trường đều được chăm sóc sức khoẻ tại trường, được cân đo theo dõi biểu đồ để theo dõi sự phát triển của trẻ về cân nặng và chiều cao. 100% trẻ được đảm bảo an toàn về tinh thần và thể chất. Không có tai nạn thương tích xảy ra trong trường.
- Có đủ điều kiện của phòng y tế học đường, quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ.
b. Biện pháp
- Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
- Hợp đồng Trạm Y tế xã kiểm tra sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ. Tư vấn phụ huynh khám sức khỏe chuyên khoa cho trẻ tại các bệnh viện.
- Đầu tư CSVC, trang thiết bị phòng Y tế: Một số loại thuốc sơ cứu ban đầu, sổ theo dõi sức khỏe trẻ…
- Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì, các tai nạn thường gặp.
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh ĐDĐC ngoài trời và trong các nhóm lớp, khử khuẩn theo quy định.
- CB,GV,NV trong nhà trường được cung cấp những kiến thức phòng chống dịch bệnh, về yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, sơ cấp cứu thông thường nhằm đảm bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
- Phối hợp với cha mẹ trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, có lịch khử trùng đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh rác thải, phòng chống dịch bệnh.
- Thực hiện tốt công tác truyền thông tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, phòng chống SDD, an toàn trường học.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát VSATTP trong quá trình sơ chế, chế biến, chia thức ăn, lưu mẫu thức ăn và tổ chức cho trẻ ăn.
12.6. Công tác VSATTP
a. Chỉ tiêu
Thực hiện công tác chăm sóc bán trú đảm bảo VSATTP, không có hiện tượng mất an toàn, ngộ độc thực phẩm xẩy ra trong nhà trường.
b. Biện pháp
- Hợp đồng cung ứng thực phẩm với tổ chức, cá nhân có uy tín đảm bảo chất lượng thực phẩm tươi, ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp một chiều: Các khâu tiếp nhận, chế biến, nấu, soạn chia, bảo quản thức ăn, chuyển thức ăn đến các các nhóm lớp không để xẩy ra ngộ độc thực phẩm trong bếp ăn nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/03/2017 của Bộ Y tế;
- Đồ dùng, dụng cụ chế biến thức ăn chín, thực phẩm sống riêng biệt được vệ sinh sạch sẽ, sấy khô.
- Lương thực, thực phẩm khô được bảo quản trong kho đảm bảo yêu cầu giá để, thùng đựng có nắp đậy, sử dụng đúng thời hạn, không sử dụng hóa chất, phẩm màu hoặc thực phẩm quá hạn sử dụng.
- Sử dụng nước uống hợp vệ sinh: Nước mưa, nước sạch hợp đồng công ty nước sạch cung cấp.
- Vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm lớp, khu vực nhà bếp, các dụng cụ chế biến, đồ dùng cá nhân của trẻ đảm bảo “3 sạch”; phòng chống các bệnh truyền nhiễm, kiểm soát các dịch bệnh xẩy ra. Hệ thống nước thải được khơi thông cống rãnh, rác thải xử lý hàng ngày.
- Hợp đồng nhân viên nhà bếp có bằng cấp chuyên môn, có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm. Bố trí nhân viên nhà bếp đủ số lượng theo quy định, nhân viên nhà bếp thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, nghiêm túc chấp hành các quy định đối với nhân viên nhà bếp: Trong khi phục vụ mặc đồ bảo hộ, đầu tóc gọn gàng đội mũ, tạp dề, khẩu trang, móng tay cắt ngắn, không đeo nhẫn...đảm bảo an toàn trong khi chế biến.
- Tăng cường giám sát của CB,GV,NV, các tổ chức trong nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong tất cả các khâu của hoạt động tổ chức bán trú, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
12.7. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng chống bạo lực, học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, ATGT, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước.
a. Chỉ tiêu
- 100% các nhóm, lớp và CB,GV,NV thực hiện tốt quy định về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành nạnh, thân thiện.
- Tuyệt đối không để xẩy ra vụ việc mất an toàn trong nhà trường
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho CB,GV,NV và trẻ.
b. Biện pháp
- Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, chống bạo lực học đường: Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của chính phủ quy định về về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chóng baoh lực học đường và các Văn bản của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT. Duy trì điện thoại đường dây nóng để năm bắt và xử lý thông tin liên quan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng môi trường giáo dục sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, làm mạnh, thân thien. Xây dựng Bộ tiêu chí Trường mầm non hạnh phúc, tao dựng môi trường lành mạnh, văn minh để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
- Đổi mới công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm ANTT, ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước.
+ Công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xâm hại: Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật và kỹ năng tự vệ. Phối hợp với ngành Công an, chính quyền địa phương để xử lý các vấn đề phức tạp về chính thị, tư tưởng liên quan đến CB, GV, NV và phụ huynh.
+ Công tác đảm bảo trật tự ATGT: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT. Tiếp tục thực hiện “Công trường ATGT”, tháng ATGT, ký cam kết về ATGT.
 + Công tác phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV, trẻ và phụ huynh, gia đình, cộng đồng về các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý trẻ. Phối hợp địa phương lắp đặt hệ thống các biển báo kiên cố tại những khu vực nguy hiểm. Thường xuyên kiểm tra các tiêu chí về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạ thương tích theo Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GD&ĐT.
12.8. Phòng tránh tai nạn do thiên tai
a. Chỉ tiêu
Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai kịp thời để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là thiệt hại về người, tài sản và các công trình trong nhà trường, đồng thời khắc phục khẩn trương, hiệu quả sau thiên tai, sự cố xảy ra.
b. Biện pháp
 - Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu của nhà trường. Công tác phòng chống thiên tai (Bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, mưa lớn, giông lốc…)  và cứu nạn (Do bão lũ, cháy nổ, động đất, sập đổ nhà, công trình, rò rỉ, phát tán chất độc, tai nạn…) phải được tiến hành chủ động, kịp thời để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
- Xây dựng Kế hoạch và tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị PCTT&TKCN trước mùa mưa, bão. Trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, mưa lớn…Ban chỉ đạo PCTT&TKCN phải trực 100% để nắm chắc diễn biến tình hình, đề phòng các tình huống xấu có thể xảy ra và chuẩn bị phương án ứng phó thích hợp, hiệu quả. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, dự báo áp thấp nhiệt đới, thiên tai trên các kênh thông tin, kịp thời thông báo cho toàn thể CB,GV,NV và phụ huynh biết để kịp thời, chủ động thực hiện các phương án, phòng chống hiệu quả. Có kế hoạch tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai cho CB,GV,NV và trẻ.
- Triển khai thực hiện hiệu quả phương châm “Bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “Ba sẵn sàng” chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả khi thiên tai gây ra.
+ Tăng cường phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai, lồng ghép trong các chương trình, nội dung giáo dục. Tuyên truyền, thông tin, cảnh báo, nâng cao nhận thức cho CB,GV,NV, trẻ, cha mẹ trẻ về ý thức phòng tránh, hạn chế rủi ro, thiệt hại, phổ biến, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó với các tình huống, sự cố khi thiên tai xảy ra. Lồng ghép nội dung phòng chống tác hại của thiên tai.
+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng an toàn hệ thống điện, nước, CSVC, trang thiết bị trường học. Bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị điện, thực hiện an toàn trong sử dụng điện: Khi có mưa lớn, sấm sét nhà trường nên cắt các nguồn điện để đảm bảo an toàn cho trẻ và hệ thông thiết bị trong nhà trường
+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước, tường bao, có kế hoạch nạo vét thông thoáng dòng chảy, cống thoát nước, có phương án đề phòng và xử lý môi trường, đảm bảo nguồn nước sạch, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.
+ Thực hiện kiểm tra, chặt bỏ cây, cành cây có khả năng gây nguy hiểm khi giông, bão. Khảo sát và có phương án sửa chữa, nâng cấp, chằng chống các công trình xây dựng đã xuống cấp, đang sửa chữa tránh tốc mái, sụp đổ khi có giông, gió, lốc xoáy xảy ra.
+ Bố trí nhân lực tại các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai, xây dựng phương án di chuyển người và tài sản về nơi an toàn khi thiên tai xảy ra, đồng thời chuẩn bị các biện pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả.
- Phối hợp chặt chẽ giữa Bam giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương, công an, gia đình, các cơ quan truyền thông, cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền, cảnh báo phối hợp với phụ huynh để đưa, đón trẻ đi, về khi cần thiết hoặc cho trẻ sơ tán vào các phòng, khu vực đã được bố trí khi có nguy cơ rủi ro do thiên tai.
12.9. Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC)
a. Chỉ tiêu
Chủ động phòng, chống cháy nổ, không để mất an toàn xẩy ra trong nhà trường
b. Biện pháp
- Xây dựng phương án PCCC, thành lập ban chỉ huy, đội phản ứng nhanh PCCC.
- Bổ sung đồ dùng, phương tiện PCCC: Xô, chăn, bình xịt…
- Tập huấn PCCC, cách thoát hiểm, cách sơ cứu cho giáo viên và trẻ để chủ động ứng phó trong trường hợp xẩy ra cháy nổ tại trường.
- Kiểm tra, sửa chữa hoặc nâng cấp hệ thống tải điện của nhà trường; có biện pháp phòng, chống và xử lý tại chỗ trong trường hợp bị chập điện, nguy cơ cháy nổ trong các bếp ăn bán trú, nhất là thời điểm nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa hè.
- Bố trí vị trí đặt bình gas đảm bảo an toàn, xa nơi nấu, xa khu vực phòng sinh hoạt của trẻ, tuyệt đối không để bình ga trong phòng kho của bếp; thường xuyên kiểm tra và xử lý đúng cách khi có hiện tượng rò rỉ bình gas.
- Nhắc nhở CB,GV,NV có ý thức tốt trong việc PCCC, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành đúng nội quy PCCC. Tắt máy, cúp cầu dao khi hết giờ làm việc, Vệ sinh thiết bị, hệ thống điện. Khóa bình ga sau khi nấu xong.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chế độ công tác
- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Xây dựng Bộ quy chế: Quy chế phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế dân chủ trường học; Quy chế làm việc của cơ quan; Quy chế tiếp dân…
- Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai, minh bạch.
2. Chế độ kiểm tra, giám sát
- Việc giám sát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch nuôi dưỡng, CSGD được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học kết hợp với hoạt động tự đánh giá trong quản lý chất lượng nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra hoạt động sư phạm, thực hiện quy chế chuyên môn,...
- Phân công các bộ phận trong nhà trường hàng tháng, hàng kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, để điều chỉnh kịp thời các nhiệm vụ và chỉ tiêu cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học.
- Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên theo tháng, kỳ, năm học.           
- Chế độ kiểm tra: Thường xuyên, định kỳ, đột xuất…
3. Phân công nhiệm vụ
3.1. Đối với CBQL
- Trên cơ sở phân công nhiệm vụ và kế hoạch năm học của toàn trường, mỗi CBQL xây dựng cho bản thân kế hoạch thực hiện trong cả năm học và cụ thể hoá thành kế hoạch tháng, tuần để thực hiện và theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch của bản thân cũng như các tổ được phân công theo dõi, kiểm tra.
- Duyệt kế hoạch của tổ và cá nhân trong tổ mình phụ trách.
- Kiểm tra, theo dõi các hoạt động của các bộ phận và cá nhân.
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi tuần và mỗi tháng để điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm học.
- Tham mưu xây dựng CSVC, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy và học tạo điều kiện cho các thành viên trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
- Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chương trình CSGD trẻ dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
- Thăm lớp, dự giờ có đánh giá khách quan, cụ thể, tư vấn giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ CSGD trẻ và các nhiệm vụ khác.
3.2. Đối với tổ chuyên môn
- Tổ chuyên môn: Căn cứ vào kế hoạch nhà trường xây dựng và triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ; tổ chức thăm lớp, dự giờ rút kinh nghiệm về chuyên môn; tổ chức SHCM đúng lịch, trong SHCM trao đổi góp ý xây dựng thẳng thắn cởi mở, chân tình giúp nhau cùng tiến bộ về chuyên môn cũng như mọi mặt; kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong tổ thực hiện nghiêm túc kế hoạch; theo dõi hoạt động các thành viên trong tổ và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm học.
- Bộ phận văn phòng: Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường; tham mưu xây dựng các kế hoạch của nhà trường có hiệu quả.
3.3. Đối với giáo viên, nhân viên
- Giáo viên: Dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường và nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch tháng, kế hoạch giáo dục chủ đề, tuần, ngày và thực hiện đúng kế hoạch. Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của người giáo viên quy định tại Điều lệ Trường Mầm non. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật, làm tốt công tác phối kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội.
- Nhân viên: Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng; tùy theo vị trí việc làm, nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm đang đảm nhiệm và chấp hành nội quy của nhà trường; Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
- Giáo viên, nhân viên đề xuất những thay đổi và bổ sung kế hoạch khi cần thiết.
3.4. Công đoàn, Đoàn TN
- Thường xuyên phối, kết hợp với nhà trường thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ; tổ chức, phát động các cuộc vận động và phong trào thi đua, bình xét thi đua.
- Giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện Nghị quyết của Hội nghị VC - NLĐ.
- Thực hiện nghiêm túc Điều lệ của từng đoàn thể.
- Phối hợp với chuyên môn trong mọi hoạt động của nhà trường.
- Phát huy vai trò của đoàn viên trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Động viên kịp thời đoàn viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ./.
 
   Nơi nhận:                                                                        HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT (Để báo cáo)
- UBND xã (Để báo cáo)
- CĐ, ĐTN, Ban đại diện CMHS (Để phối hợp)
- Các Tổ CM; CB,GV,NV (Để thực hiện)
- Lưu văn phòng.                                                                  Hoàng Thị Sáu
 
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI TRƯỜNG ĐỒNG TRƯỜNG
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG
NĂM HỌC 2024 - 2025
Thời gian Nội dung Phân công phụ trách, chỉ đạo
Tháng 8/2024 - Phân công nhiệm vụ CB,GV,NV
- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học 2024 -2025
- Thực thiện công tác tuyển sinh
- Thực hiện điều tra phổ cập
- Tổ chức tập huấn các nội dung cấp trường, tham gia tập huấn do cấp trên tổ chức
- Vệ sinh trường lớp, tạo môi trường trong lớp học chuẩn bị cho năm học 2024 -2025
- Kiểm kê tài sản sau hè và bàn giao cho năm học mới
- Hợp đồng nhân viên nấu ăn, giáo viên
- Tổ chức tựu trường
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- CBQL
 
- Hội đồng tuyển sinh
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
- Đ/c CBQL
 
- CBQL
 
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
 
- Hội đồng tuyển dụng
- CBQL
Tháng 9/2024 - Tổ chức ngày khai giảng năm học mới
 
- Hội nghị tổ chuyên môn thảo luận kế hoạch giáo dục nhà trường và các quy chế năm học 2024 -2025
- Thực hiện chương trình CSGD trẻ theo kế hoạch
 
- Các bộ phận, cá nhân xây dựng các loại kế hoạch theo các nhiệm vụ được phân công, cập nhật  hồ sơ nhà trường, các tổ và cá nhân theo quy định
- Tổ chức Lễ hội Trung thu cho trẻ
- Duyệt và ổn định danh sách các nhóm, lớp
- Xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính năm học 2024 -2025, xin ý kiến địa phương và trình Phòng GD&ĐT kế hoạch vận động tài trợ
- Hội nghị VC - NLĐ năm học 2024 -2025
 
- Thành lập, kiện toàn tổ chuyên môn, các hội đồng, các ban chỉ đạo trong nhà trường và chính thức phân công nhiệm vụ cho đội ngũ
- Đăng ký nội dung các cuộc vận động
- Tổ chức hợp đồng thực phẩm đầu năm
- Thực hiện tuyên truyền bài 1
- Cân, đo, theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng lần 1
- Phát động tháng ATGT và tháng khuyến học năm 2024
- Cập nhật giữ liệu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào phần mềm
- Tiếp tục tu sửa, bổ sung CSVC, trang thiết bị cho các lớp
- Báo cáo thống kê đầu năm; ký cam kết xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; trường học đảm bảo an ninh trật tự, ký cam kết thực hiện ATGT
- Thực hiện công khai các nội dung đầu năm học
- Kiểm tra nề nếp, chuyên môn đầu năm học.
- Đăng ký đề tài SKKN năm học 2024 – 2025
- CBQL, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn
- CBQL, TT,TP
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
 
- CBQL, các bộ phận, cá nhân
 
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Tố quỳnh
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- CBQL, NVKT
 
 
- CBQL, BCH Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
 
 
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- Đ/c Trần Thị Quý
- Đ/c Trần Thị Quý
 
- Đ/c Trần Thị Quý
 
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
 
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
 
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
 
 
 
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- CBQL
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
Tháng 10/2024 - Hội nghị phụ huynh đầu năm
- Tham gia các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn cấp cụm, cấp huyện; tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường
- Đăng ký thi đua cho tập thể và cá nhân
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Kết hợp đoàn thể tổ chức kỷ niệm ngày 20/10
- Thực hiện tuyên truyền bài 2
- Tiếp tục cập nhật giữ liệu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào phần mềm và hoàn thiện hồ sơ
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ
- Đ/c Hoàng Thị Sáu, giáo viên
- CBQL
 
 
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- CBQL, BCH công đoàn
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
 
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
Tháng 11/2024 - Tham mưu tổ chức kỷ niệm và phát động thi đua chào mừng ngày 20/11
- Tổ chức Ngày hội thể thao của bé
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Thực hiện tuyên truyền bài 3
- Tự kiểm tra và làm hồ sơ đề nghị công nhận về cơ sở giáo dục đảm bảo về ANTT
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
 
- CBQL, các bộ phận, cá nhân
- Bạn KTNB
- Đ/c Trần Thị Quý
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
 
Tháng 12/2024 - Cân, đo, theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng đợt 2
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Thực hiện tuyên truyền bài 4
- Tổ chức chương trình Bé và các chú bộ đội...., cho trẻ 5 tuổi thăm và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ
- Đ/c Trần Thị Quý
 
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- Đ/c Trần Thị Quý
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
Tháng 01/2025 - Tổ chức cho trẻ tham quan di tích lịch sử tại địa phương
- Tổ chức Lễ hội mừng xuân cho trẻ.
 
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Thực hiện tuyên truyền bài 5
- Đánh giá công tác thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC học kỳ 1
- Sơ kết học kỳ 1, hoàn thành các báo cáo, thống kê cuối học kỳ 1, thực hiện chương trình học kỳ 2 - Hội nghị phụ huynh học kỳ 2, thực hiện công khai các nội dung giữa năm học
- Triển khai công tác tự đánh giá chất lượng Trường mầm non theo Thông tư 19
- Phát động và thực hiện Tết trồng cây đầu xuân 2024
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
 
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh và CBQL hỗ trợ
- Ban KTNB
- Đ/c Trần Thị Quý
- CBQL, các bộ phận, cá nhân
 
 
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
 
- CBQL
 
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
 
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
 
Tháng 02/2025 - Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Thực hiện tuyên truyền bài 6
- Tham gia SHCM cấp cụm, cấp huyện
- Tổ chức SHCM cấp trường
- Tổ chức Hội thao mô hình phối hợp
- Ban KTNB
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
- CBQL
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
 
Tháng 3/2025
- Kết hợp đoàn thể tổ chức hoạt động chào mừng ngày 08/3
- Tổ chức lễ hội 08/3
- Cân, đo theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng đợt 3
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Thực hiện tuyên truyền bài 7
- Duyệt SKKN cấp trường lần 1
- Tổ chức giao lưu “Bé với ATGT” cấp trường
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
 
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
 
- Ban KTNB
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
CBQL, các bộ phận, cá nhân
Tháng 4/2025 - Khảo sát chất lượng các nhóm lớp, kết hợp đánh giá các nội dung xây dựng THTT-HSTC cho cả năm học
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Duyệt SKKN cấp trường lần 2, gửi SKKN xét cấp huyện.
- Thực hiện tuyên truyền bài 8
- Tự kiểm tra đánh giá Trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
- Tổ chức ngày hội đọc sách cho trẻ 21/4
- Đánh giá công tác BDTX
- Hoàn thành công tác tự đánh giá chất lượng Trường mầm non
- CBQL
 
 
- Ban KTNB
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
 
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
 
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
 
Tháng 5/2025 - Đánh giá, xếp loại CB, GV, NV
- Thực hiện tuyên truyền bài 9
- Báo cáo công tác Kiểm tra nội bộ
- Tổ chức sinh nhật Bác Hồ kính yêu
- Cho trẻ khối 5 tuổi tham quan Trường tiểu học, xem video các hoạt động của Trường tiểu học
- Họp Hội đồng thi đua
- Hoàn thành Báo cáo tổng kết năm học
- Kiểm kê tài sản cuối năm học
- Tổ chức tổng kết năm học và lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi
- Xây dựng kế hoạch trực hè và hoạt động hè
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- Đ/c Tăng Thị Thu Thủy
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
 
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- Đ/c Hoàng Thị Sáu
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh
- CBQL, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn
- Đ/c Nguyễn Thị Tố Quỳnh, Tăng Thị Thu Thủy
 
                                                                   HIỆU TRƯỞNG
                                                                                        
                                                
                                                         Hoàng Thị Sáu
 
 

Nguồn tin: TRƯỜNG MẦM NON DIỄN HẠNH:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEB
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay288
  • Tháng hiện tại2,090
  • Tổng lượt truy cập380,850
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây